FORD TRANSIT CỨU THƯƠNG
- Tổng quan
- Thông số kỹ thuật
Ford Transit cứu thương là phương tiện quá quen thuộc tại Việt Nam. Mẫu xe được sử dụng để vận chuyển bệnh nhân trong những trường hợp cấp thiết. Trong bài viết này, Ford Thủ Đức xin gửi đến Quý khách hàng thông tin về mẫu xe Ford Transit cứu thường: Những nấng cấp, thiết kế nội thất, ngoại thất của mẫu xe.
Ford Transit cứu thương chuyên dụng vận chuyển bệnh nhân
Ford Transit là mẫu xe 16 chỗ nổi tiếng thương hiệu Ford tại thị trường Việt Nam. Ford Transit ngoài việc được mọi người biết đến với mục đích chở người, chở hàng thì nay mẫu xe còn được sử dụng làm xe cứu thương để vận chuyển bệnh nhân.
Giống với các mẫu xe Ford Transit cải tạo để thành xe chở hàng. Transit cứu thương cũng được hoán cải, cải tạo lại đáp ứng các tiêu chuẩn để trở thành mẫu xe chuyên vận chuyển bệnh nhân.
Ford Transit cứu thương được Ford Thủ Đức cải tạo lại trang bị những trang bị nâng cấp nào để phục vụ công tác cứu thương:
+ Đèn dài 2 màu xanh đỏ. Đèn lớn kích thước 1.2m nhập khẩu.
+ Đèn tròn 2 cái lắp phía sau trên nó mui
+ Amply Micro (6 tiếng còi phát liên tiếp)
+ Bình Oxy 7L gắn kèm đồng hồ đo áp suất
+ Cáng cứu thương đẩy hay cáng chính được tang bị bánh xe đẩy và có thể gấp gọn lại được
+ Kệ tủ để máy móc và vật dụng y tế bằng Composite
+ Móc treo truyền dịch, có ray trượt
+ Lắp ổ cắm 12V (tẩu thuốc)
+ Lắp bộ chuyển đổi nguồn 12V ra 220V
+ Vách ngăn bằng Composite có cửa lùa khoang tài xế
+ Ghế bằng 4 có thể gập lại được. Để cho người nhà bệnh nhân ngồi
+ Dán Film màu tối cách nhiệt
+ Ghế bác sĩ ngồi băng 2
+ Dán Decal đỏ ngoài xe, chữ AMBULANCE xung quanh xe
+ Simili sàn giả gỗ chống cháy.
+ Hồ sơ cải tạo xe
Tại sao Ford Transit cải tạo thành xe cứu thương được nhiều khách hàng tin dùng
+ Giá thành là yếu tố đầu tiên giải thích vì sao mẫu xe này lại được sử dụng nhiều trên thị trường. Thay vì được nhập khẩu bởi tư nhân với giá nhập khẩu rơ vào khoảng 2.5- 3 tỷ để mua xe nhập khẩu. Thì nay với chi phí đầu từ chỉ bằng 1/3 chi phí trên khách hàng có thể sở hữu một chiếc xe cứu thương phục vụ mục đích chuyển bệnh.
+ So với xe cứu thương nhập khẩu kiểu dáng có thể không bắt mắt hơn nhưng Ford Transit cải thành thành cứu thương cũng trang bị những nâng cấp tiêu chuẩn. Những trang bị cần thiết và hữu dụng khi cần di chuyển bệnh nhân.
+ Khoang chở bệnh nhân rộng rãi, dành cho 6 người ngồi và 1 bệnh nhân nằm.
Quy trình cải tạo từ xe Ford Transit thành xe cứu thương
Để chuyển đổi mục đích từ xe 16 chỗ vận chuyển hành khách thành xe cứu thương. Mẫu xe 16 chỗ cần trải qua quá trình cải tạo thay đổi mục đích sử dụng xe.
Quy trình cải tạo đối với xe cứu thương gồm bước sau:
+ Xin phép cải tạo
+ Lập hồ sơ cải tạo xe và xin phép bản vẽ
+ Cải tạo cơ khí, gắn các trang bị tiêu chuẩn lên xe
+ Nghiệm thu xe sau khi cải tạo chính xác theo bản vẽ
+ Đăng ký xe ra Carvet.
Hình ảnh thực tế Ford Transit cải tạo thành xe cứu thương tại Ford Thủ Đức
Thiết kế tổng thể bên ngoài
Mẫu xe Ford Transit sử dụng thường lấy màu trắng vì đây là màu đặc trưng của ngành y tế giúp dễ nhận diện so với các màu khác.
Xe nổi bật với thiết kế bộ Decal màu đỏ nổi bật toàn xe giúp tăng phần nhận diện khi di chuyển trên đường.
Chữ AMBULANCCE dán ngược phía trước đầu xe là một đặ trưng không thể thiếu. Đèn hiệu 1.2 m được gắn phía đầu xe.
Ngoài ra dòng chữ này cũng được dán ở 2 bên hông và phần đuôi xe. Phần mui xe được gắn thêm 2 đèn tròn
Trang thiết bị bên trong xe cứu thương
Ghế ngồi được bọc lại bằng da sáng màu. Các thùng kệ được bố trí gọn gàng, sử dụng vật liệu Composite có độ bền cao.
Sàn xe được phủ thêm lớp Simili chống cháy.
Băng ca có thể gập lại được và có khóa cố định an toàn để không bị xê dịch khi xe di chuyển trên đường.
Bình Oxy 7L được gắn sẵn van áp suất được bố trí ngay góc vị trí ghế ngồi dành cho nhân viên y tế.
Băng ca phụ gập lại được và xếp gọn vào cửa hậu khi mở ra.
Xe Ford Transit được cải tạo có đáp ứng tiêu chuẩn để lưu hành
Mời quý khách hàng cùng Ford Thủ Đức xem qua Thông tư Số: 27/2017/TT–BYT của Bộ Y Tế để xem những trang bị tiêu chuẩn trên xen cứu thương là gì
Ford Thủ Đức xin gửi thông tin Điều 2 , Khoản 1, Khoản 2 của thông tư để khách hàng tham khảo.
Điều 2. Tiêu chuẩn của xe ô tô cứu thương
Xe ô tô cứu thương phải là xe ô tô đáp ứng yêu cầu tại mục 3.1.2 của Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7271:2003 về phương tiện giao thông đường bộ – Ô tô – Phân loại theo mục đích sử dụng và chỉ được sử dụng khi đáp ứng các tiêu chuẩn sau đây:
1. Tiêu chuẩn đối với trang thiết bị bên ngoài xe ô tô cứu thương phải được gắn cố định, bao gồm:
a) Có thiết bị phát tín hiệu của xe được quyền ưu tiên, gồm đèn quay hoặc đèn chớp phát sáng màu đỏ gắn trên nóc xe, còi phát tín hiệu ưu tiên. Việc cấp giấy phép sử dụng thiết bị phát tín hiệu của xe được quyền ưu tiên được thực hiện theo quy định của pháp luật về giao thông đường bộ;
b) Có bảng thông tin về đơn vị sử dụng được thể hiện ở hai bên cánh cửa lái chính và cửa lái phụ của xe ô tô cứu thương có kích cỡ tối thiểu (chiều cao: 45cm, chiều rộng: 50cm), trong đó đáp ứng các yêu cầu tối thiểu về thông tin sau đây:
– Logo đơn vị sử dụng xe (nếu có): Kích cỡ tối thiểu (chiều cao: 18cm, chiều rộng: 18cm).
– Tên, địa chỉ và số diện thoại liên hệ của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quy định tại Khoản 2 Điều 1 Thông tư này.
– Số Giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.
Bố cục của bảng thông tin về đơn vị sử dụng được quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Tiêu chuẩn đối với trang thiết bị bên trong xe ô tô cứu thương:
a) Cáng chính: Loại trượt, có dây đai an toàn, có bánh xe;
b) Ghế cho nhân viên y tế;
c) Tấm nhựa lót sàn xe: Chống trơn trượt, dễ vệ sinh, tẩy rửa, khử trùng;
d) Đèn chiếu sáng trong xe (phục vụ cấp cứu người bệnh);
đ) Móc treo dịch truyền;
e) Ổ cắm điện 12V;
g) Hộc, giá, kệ, tủ đựng chuyên dụng để lắp đặt trang thiết bị y tế kèm theo của hệ thống ô xy, các trang thiết bị y tế, đựng thuốc, y dụng cụ cấp cứu bảo đảm thuận tiện khi thao tác, vận hành và dễ dàng vệ sinh, tẩy rửa, khử trùng.
h) Búa thoát hiểm;
i) Trường hợp một kíp cấp cứu ngoại viện thì trên xe ô tô cứu thương phải bảo đảm cơ số thuốc và trang thiết bị y tế theo quy định tại Quyết định số 3385/QĐ-BYT ngày 18 tháng 9 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Y tế về ban hành Danh mục vali thuốc cấp cứu, dụng cụ cấp cứu, thuốc thiết yếu và trang thiết bị thiết yếu trang bị cho một kíp cấp cứu ngoại viện trên xe ô tô cứu thương;
k) Ngoài ra, tùy theo tình hình thực tế, yêu cầu về mặt chuyên môn mà cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thể trang bị thêm trang thiết bị y tế cần thiết khác để phục vụ chuyên môn, bảo đảm đầy đủ trang thiết bị y tế, thuốc và dụng cụ phục vụ người bệnh.
Tham khảo thêm: Thông tư 27/2017/TT-BYT